Fundamental of Cloud Computing

Fundamental of Cloud Computing

 

1. Giả sử tài khoản mạng xã hội của bạn bị hack và bạn bị lộ tất cả các thông tin cá nhân. Hacker yêu cầu bạn phải nộp tiền để nhận lại data và không bị public. Bạn cảm thấy thế nào trong trường hợp này? Bạn nghĩ như thế nào về chi phí sử dụng dịch vụ cloud để bảo mật dữ liệu cá nhân.

  • Ngày nay, tài khoản mạng xã hội đại diện cho tính cá nhân và sự uy tín của chủ sở hữu. Nhiều hacker dùng biện pháp kỹ thuật xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin để thay đổi thông tin, chiếm quyền sử dụng các tài khoản và thực hiện hành vi trái pháp luật như dùng tài khoản chiếm đoạt được để lừa đảo chiếm đoạt tài sản những người khác hoặc đòi nạn nhân đưa tiền chuộc. Đối tượng đầu tiên chịu trách nhiệm cho việc này là phía người dùng. Vấn đề xâm phạm tài khoản mạng xã hội vẫn liên tục gia tăng chủ yếu do kiến thức bảo mật thông tin từ phía người dùng kém, các hacker đã lợi dụng những lỗ hổng nhỏ để lấy cắp dữ liệu từ máy chủ. Nếu chẵng may, tài khoản mạng xã hội của tôi bị hacker đánh cắp thì tôi đành phải thương lượng với chúng nhằm đảm bảo dữ liệu cá nhân và quan trọng hơn hết tránh việc chúng phá hoại uy tín của tôi. Qua đó, ta thấy rằng vấn đề bảo mật thông tin là điều vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người trong thời đại công nghệ số. Ngoài việc tự nâng cao ý thức trong môi trường mạng xã hội thì việc chi trả một khoản tiền nhỏ để bảo mật thông tin là điều vô cùng hợp lý.

    • Trước đây, các doanh nghiệp, công ty phải bỏ ra rất nhiều thời gian và tiền bạc để xây dựng phần cứng, server, data center. Đây là một vấn đề lớn đối với các công ty quy mô nhỏ hoặc tổ chức cá nhân. Chưa kể, hằng năm các công ty này phải tốn khá nhiều tiền cho việc thuê đội ngũ giám sát, bảo trì và sửa chữa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của big data, cloud computing đã ra đời. Và giờ đây, bất kỳ 1 tổ chức cá nhân nào cũng có thể sử dụng cloud thay thế cho những chi phí triệu đô phía trên với một mức giá không tưởng chỉ từ 20$/tháng. Điện toán đám mây sẽ giúp chúng ta giải quyết mối lo ngại về bảo mật. Bởi toàn bộ dữ liệu của bạn được lưu trữ trên cloud, bạn có thể truy cập nó khi có bất cứ vấn đề về phần cứng. Và thậm chí, bạn có thể xóa dữ liệu từ xa, để tránh những tài sản của mình rơi vào tay người khác. Ngoài việc khả năng bảo mật thông tin, cloud còn cung cấp cho doanh nghiệp nhiều lợi ích tuyệt vời: tính linh hoạt, tiết kiệm thời gian và tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí đầu tư, khả năng khôi phục dữ liệu sau thảm họa. Theo tôi, chi phí để sử dụng cloud cho việc bảo mật dữ liệu cá nhân là hoàn toàn hợp lý để tôi có thể tránh được những cuộc tấn công từ hacker. 

     

    2. Bạn lưu trữ thông tin nào trên internet? Những rủi ro khi sử dụng internet là gì? Ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân cho người dùng chưa? 

    • Những thông tin tôi lưu trữ trên internet:
      • Các thông tin cá nhân: tên tuổi, quê quán, ngày tháng năm sinh, thông tin liên lạc, ...
      • Hình ảnh, video cá nhân, bạn bè, người thân.
      • Tài khoản các trang web, game, ví điện tử, banking, ...
      • Tài liệu, kinh nghiệm học tập quan trọng.

    • Những rủi ro khi sử dụng internet:
      • Bị kẻ gian lợi dụng, dụ dỗ làm điều xấu.
      • Truyền nhiễm những thứ không sạch sẽ cho trẻ em.
      • Tiếp tay cho kẻ xấu mà không hay biết (like, share những thông tin sai sự thật).
      • Lợi dụng clip phản cảm để đe dọa tống tiền.
      • Bị theo dõi từ xa.
      • Bị đánh cắp chất xám.

    • Ở Việt Nam đã có luật bảo vệ thông tin cá nhân cho người dùng. Theo điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, Pháp luật nước ta quy định mức xử phạt hành chính lên đến 50 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm trái phép thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng. 


    3. Internet giúp cho bạn nhiều lợi ích cũng như có nhiều điều không tốt. Hãy liệt kê ví dụ minh họa. Điều gì bạn mong muốn làm online nhưng công nghệ chưa hỗ trợ?

     

    • Những lợi ích mà internet mang lại:
      • Internet có thể giúp bạn kết nối, liên lạc với những bạn bè, người thân thông qua các mạng xã hội. Ví dụ: Facebook, Twitter, Zalo, ...
      • Cung cấp kho kiến thức khổng lồ. Ví dụ: Tìm kiếm thông tin từ Google, Microsoft Edge, ...
      • Hỗ trợ trong giáo dục. Ví dụ: các trang dạy học số của các trường đại học, luyện thi tiếng anh qua mạng.
      • Môi trường kinh doanh lý tưởng. Ví dụ: Các trang thương mại điện tử: Tiktok Shop, Tiki, Lazada, Shoppe, ...
      • Cung cấp các dịch vụ giải trí sau giờ học và làm việc căng thẳng. Ví dụ: Xem phim (Netflix, Zing TV, Galaxy Play, ...), chơi game trực tuyến (Liên Quân, Khu vườn trên mây, ...), nghe nhạc (Spotify, Zing Mp3, ...).
    • Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời, internet còn chứa đựng những nguy cơ tìm ẩn:
      •  Khả năng gây nghiện cao: Những trò chơi trực tuyến nếu lạm dụng quá mức sẽ trở thành chất gây nghiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể nói, đây chính là một tác hại vô cùng to lớn của internet đối với trẻ và cả người lớn.
      • Ảnh hưởng đến khả năng tư duy: internet là kho tàng trí tuệ của nhân loại, chúng ta có thể tra cứu bất kỳ câu hỏi nào kể cả những bài toán hóc búa. Lâu dần, con người sẽ mất đi khả năng tư duy, đặc biệt là trẻ em.
      • Môi trường thuận lợi cho kẻ gian lừa đảo:  Việc buôn bán hàng giả, kém chất lượng qua mạng. Đặc biệt là rất khó phát hiện vì các sự lừa đảo đó rất tinh vi.
      • Chứa nhiều phần mềm độc hại: đây là những phần mềm được cài đặt mà không có kiến thức hoặc chưa được sự cho phép của nạn nhân. Đối tượng sẽ dụ dỗ nạn nhân nhấp vào các liên kết, các file độc hại. Kết quả của việc này là người dụng sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc chiếm quyền điều khiển, gây ảnh hưởng đến cả bản thân và xã hội
    • Hiện tại, dữ liệu được truyền dưới dạng âm thanh và hình ảnh, Tôi hy vọng trong 1 tương lai gần, công nghệ sẽ cho phép trao đổi những giác quan khác ví dụ như: mùi hương, cảm giác, ... trên môi trường trực tuyến.

    4. Hãy định nghĩa các khái niệm cơ bản về Cloud (mô hình, lợi ích). Liệt kê 5 ví dụ sử dụng dịch vụ cloud trong thực tế.

    • Tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 mô hình Cloud Computing được sử dụng phổ biến nhất:

    o   Public Cloud: Đám mây công cộng là mô hình Cloud Computing được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tất cả các tài nguyên Cloud Computing này đều nằm trong cùng một hệ thống đám mây – tức là người dùng sẽ chia sẻ các tài nguyên này. Ví dụ các mô hình: AWS, Microsoft Azure, Google Cloud Platform.

    Private Cloud: Cloud Computing riêng là dịch vụ Cloud Computing có tính bảo mật và an toàn cao hơn, thường được các doanh nghiệp sử dụng để cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh. Mô hình sẽ được bảo vệ bởi hệ thống tường lửa của công ty và sẽ do công ty trực tiếp quản lý và sử dụng. Ngoài ra, các khoản đầu tư vào Cloud Computing riêng cũng sẽ yêu cầu ngân sách cao hơn. Ví dụ các mô hình: VMware, Microsoft, RedHat, OpenStack.

    o Hybrid Cloud Computing: Cloud Computing lai là sự kết hợp giữa mô hình đám mây công cộng và Private Cloud, cho phép kết hợp các ưu điểm của hai mô hình đồng thời giảm thiểu các nhược điểm của hai mô hình.

    o Community Cloud Computing: Cloud Computing cộng đồng tiếng Việt được hiểu là mô hình Cloud Computing cộng đồng. Đây là mô hình được phát triển để chia sẻ dữ liệu cho nhiều người dùng khác nhau. Ví dụ, các công ty trong lĩnh vực y tế có thể sử dụng cùng một mô hình đám mây để chia sẻ dữ liệu với nhau.

    •  Các lợi ích của Cloud:
      • Truy cập các ứng dụng dưới dạng tiện ích, qua Internet.
      • Thao tác và cấu hình các ứng dụng trực tuyến bất cứ lúc nào.
      • Không yêu cầu cài đặt một phần mềm để truy cập hoặc thao tác ứng dụng Cloud.
      • Cung cấp các công cụ triển khai và phát triển trực tuyến, lập trình môi trường thời gian chạy thông qua mô hình PaaS.
      • Tài nguyên Cloud có sẵn trên mạng theo cách cung cấp quyền truy cập độc lập nền tảng vào bất kỳ client nào.
      • Cung cấp dịch vụ tự phục vụ theo yêu cầu.
      • Mang lại hiệu quả cao về chi phí vì nó hoạt động ở hiệu suất cao với khả năng sử dụng tối ưu. Nó chỉ cần kết nối Internet.
      • Cung cấp khả năng cân bằng tải để làm cho nó đáng tin cậy hơn.
    • 5 ví dụ sử dụng dịch vụ Cloud trong thực tế:

      • Netflix là dịch vụ phát sóng trực tuyến nên họ thường xuyên phải đối mặt với sự gia tăng lớn về tốc độ tải trang và tốc độ máy chủ vào thời gian cao điểm, nhiều người dùng truy cập. Việc chuyển từ trung tâm dữ liệu nội bộ sang đám mây cho phép công ty mở rộng đáng kể cơ sở dữ liệu khách hàng của mình mà không phải đầu tư vào thiết lập, vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng đầy tốn kém.
      • Siri, Alexa  Google Assistant - tất cả đều là những con bot thông minh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên dựa trên đám mây. Các chatbot này tận dụng khả năng tính toán của công nghệ đám mây để cung cấp nhu cầu và sự trải nghiệm của khách hàng phù hợp với ngữ cảnh. 
      • Skype và WhatsApp cũng dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ đám mây. Công nghệ đám mây cho phép người dùng sử dụng khả năng truy cập ứng dụng dựa trên mạng internet vào các công cụ giao tiếp như email và lịch.
      • Microsoft Office 365 và Google Docs sử dụng công nghệ đám mây, cho phép bạn sử dụng các công cụ một cách hiệu quả nhất qua mạng internet.
      • Salesforce: là một phần mềm quản lý CRM – quản lý quan hệ khách hàng sử dụng nền tảng đám mây hàng đầu trên thế giới. Phần mềm này sẽ giúp cho các bộ phận marketing, bán hàng, dịch vụ và nền tảng công nghệ cho việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp ở bất kì nơi đâu.

    5. Hãy lựa chọn 1 công ty có sử dụng dịch vụ cloud: https://aws.amazon.com/solutions/case-studies/ và viết 1 đoạn mô tả ngắn về cách công ty sử dụng và lợi ích mang lại cho công ty đó

    •  Optoma là nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp hiển thị khổ lớn cho các cơ sở lắp đặt tại địa điểm lớn, doanh nghiệp, nhà giáo dục và người tiêu dùng. Kể từ khi thành lập thương hiệu vào năm 2000, công ty đã khao khát thu hút, truyền cảm hứng và giúp khách hàng kết nối thông qua các dịch vụ hiển thị toàn diện, từ máy chiếu từng đoạt giải thưởng đến tấm nền phẳng tương tác và màn hình LED trong nhà nhìn trực tiếp. Vào năm 2016, Optoma bắt đầu xây dựng các giải pháp phần mềm độc quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho các bài thuyết trình, cộng tác và giao tiếp cho môi trường làm việc từ xa và kết hợp.
    • Cho đến khi chuyển hướng sang đổi mới dựa trên phần mềm, Optoma đã dựa vào cơ sở hạ tầng tại chỗ cho các yêu cầu CNTT của mình. Tuy nhiên, khi nhóm phần mềm của mình được thành lập, công ty đã chuyển sang điện toán đám mây để phát triển phần mềm nhanh hơn. Optoma đã sử dụng Amazon Web Services (AWS) để chạy trang web của mình và chọn AWS làm nền tảng phát triển ứng dụng của mình.
    • Vào năm 2017, Optoma đã giới thiệu công nghệ Internet of Things (IoT) để cho phép quản lý từ xa các thiết bị của mình. Nó lần đầu tiên ra mắt ứng dụng Optoma Connect để người tiêu dùng điều khiển máy chiếu trong nhà. Optoma Connect sử dụng giao thức nhắn tin MQTT IoT chạy trên các phiên bản Amazon Elastic Compute Cloud (Amazon EC2) và nó dựa vào Amazon Alexa để kích hoạt các lệnh kích hoạt bằng giọng nói.
    • Optoma đã xây dựng Creative Board bằng cách sử dụng Amazon Relational Database Service (Amazon RDS) cho MariaDB với kiến trúc multi-AZ để đảm bảo tính khả dụng của dịch vụ cho khách hàng toàn cầu của mình. Dịch vụ này sử dụng Amazon CloudFront để truyền dữ liệu có độ trễ thấp, điều cần thiết để hỗ trợ thành phần tương tác theo thời gian thực của Creative Board. Dịch vụ này cũng sử dụng Amazon ElastiCache cho Redis để hỗ trợ các ứng dụng theo thời gian thực với độ trễ chưa đến một mili giây.
    • Nhóm kỹ thuật ứng dụng của Optoma đang tập trung vào việc nâng cao Creative Board và thu thập phản hồi của người dùng để cải thiện sản phẩm. Tiếp theo, nó sẽ đánh giá cách trí tuệ nhân tạo (AI) có thể được áp dụng để đổi mới hơn nữa trong Creative Board hoặc các ứng dụng công nghệ giáo dục khác. Tsuei giải thích: "Chúng tôi đang xem xét cách giúp giáo viên xác định mức độ hiệu quả của một lớp học bằng cách đo lường tỷ lệ tham gia hoặc tương tác với hội đồng quản trị. " "Hoặc làm thế nào AI có thể cải thiện sự tập trung và khả năng tiếp thu thông tin được chia sẻ trên Creative Board của học sinh." Một bộ phận khác trong Optoma, nhóm CNTT nội bộ, cũng đang tận dụng Đám mây AWS và Amazon Elastic Container Service (Amazon ECS) để phát triển một nền tảng thông tin thị trường. Nền tảng này sẽ thu thập dữ liệu từ bán hàng nội bộ và các nguồn bên ngoài như phương tiện truyền thông xã hội để phù hợp với tâm lý và sự phát triển trong các thị trường mục tiêu của Optoma.


    Nhận xét

    1. Mấy bạn chấm bài mình nhẹ tay thôi nha. Mình cảm ơn nhiều <3

      Trả lờiXóa

    Đăng nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Đạo đức trong phát triển phần mềm

    Structures of the Cloud